Xin chào bạn,
Nếu bạn đã từng sử dụng qua R, là ngôn ngữ lập trình chuyên dùng xử lý thống kê và trực quan hóa dữ liệu cùng rất nhiều ứng dụng hữu ích khác, nhưng vẫn còn cảm thấy chưa hiểu nhiều về R để tự tin triển khai mọi ý tưởng của mình bằng R.
Nếu bạn cũng từng tham gia nhiều khóa học ngắn hạn, workshop, seminar online hay offline về R như một nỗ lực để hiểu biết kỹ hơn về R, nhưng sau khóa học đó bạn vẫn chưa thể ứng dụng R ngay và luôn như là giáo viên hướng dẫn, khiến cho một thời gian ngắn sau thì bạn cũng quên mất cách dùng R sao cho giải quyết được case study đã từng học.
Nếu bạn có một nền tảng về sử dụng máy tính, cũng đã tự học nhiều ngôn ngữ lập trình thông qua các nguồn như ebook, hay Youtube, Google hay khóa đào tạo có trả phí ở Coursera, Udemey, ... nhưng bạn vẫn chưa nắm vững được R theo cách triệt để từ căn bản để tự làm ra package, function, app trên nền tảng R nhằm đưa vào workflow của mình cho hiệu quả.
Mình hoàn toàn hiểu chuyện này, vì đó là chặng đường mà ai cũng phải trải qua khi bắt đầu học một kỹ năng mới. Và đây là bài viết dành riêng cho bạn, những người quyết tâm học R để nâng cao năng lực chuyên môn, vượt qua giới hạn của việc chỉ dùng Excel xử lý tính toán đơn giản!
Như vậy, câu chuyện ở đây chỉ là xoay quanh câu hỏi: Làm sao để việc Học (với mentor) và Tự Học (một mình) có hiệu quả?
*** Nói về Tự Học (self-learning)
Trước hết, cần xác định là: việc Tự Học là chuyện sẽ diễn ra luôn luôn với mỗi người, dù muốn hay không thì hằng ngày chúng ta cũng đều đang tự học từ công việc, từ sách báo, từ mọi nguồn thông tin mà ta tiếp nhận. Vậy nên mình sẽ không đề cập cách bạn nên tự học ra sao có hiệu quả (vì việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm, khả năng của từng người), mình tập trung làm rõ đặc điểm từng nguồn thông tin mà bạn tiếp nhận, gồm ưu và nhược điểm để chúng ta sử dụng nó cho hiệu quả.
1/ Về Youtube: Đây là nguồn thông tin tổng hợp. Có rất nhiều channel làm nhiều video về R rất hay (cũng như nhiều chủ đề khác). Mức độ hướng dẫn về R ở Youtube chủ yếu ở mức beginner đến intermediate, cũng có một số channel làm về R ở cấp độ advance. Vì chủ yếu Youtube là kênh media dành cho đại chúng nên các tác giả khi đưa video lên đây cũng ưu tiên cho đối tượng người xem đa dạng ngành nghề hơn là 1 phân khúc khách hàng nào đó.
Nhược điểm của việc học 1 kỹ năng nào đó trên Youtube:
Sự mất tập trung vì quảng cáo xen ngang hoặc ngay khi bạn log in vào youtube đã thấy hàng trăm video khác nhau khiến tâm trí bị xao lãng ngay lập tức. Dẫn đến bạn sẽ không còn tập trung vào nội dung video mà bạn muốn học theo lộ trình trên playlist nữa.
Ngoài ra chủ yếu video Youtube là miễn phí nên các tác giả upload lên đây cũng ít có động lực tổ chức channel sao cho bài bản và cũng không ra đều đặn video để đáp ứng nhu cầu học của người xem. Nếu bạn có thắc mắc gì đó thì hầu như rất ít nhận được reply từ tác giả (vì những vị làm video về R cũng thường là người làm chuyên môn, họ rất bận rộn với công việc hiện tại).
Ưu điểm của Youtube:
Youtube mang lại cho bạn những video giúp giải quyết tức thời câu hỏi nào đó về R (nếu bạn may mắn search thấy) và cũng giúp bạn có một cái nhìn nhanh chóng về một lĩnh vực nào đó. OK, bạn có thể kết hợp việc học ngẫu hứng qua cách lướt Youtube ở một số video về R để có kiến thức chung rồi từ đó biết chỗ nào cần học sâu hơn thì sẽ tìm học ở nguồn sách vở hoặc khóa học chuyên sâu.
2/ Về Google: Thực tế việc search keyword trên Google sẽ dẫn bạn đến nhiều tài liệu về R ở các diễn đàn chuyên môn, blog, hay Youtube. Ta sẽ không cần phân tích nhiều về Google, bởi vì đây là công cụ tìm kiếm, khi bạn ở bất kỳ trình độ nào từ beginner đến advance thì việc tìm kiếm (không chỉ bằng Google) đều vô cùng hữu ích khi nó dẫn ra các nguồn thông tin tiếp theo. Vấn đề còn lại là bạn có dành thời gian đọc những thông tin từ kết quả tìm kiếm hay không, là chuyện then chốt giúp cho quá trình tự học của bạn có chiều sâu theo thời gian.
3/ Về các diễn đàn R trên Facebook: Diễn đàn trên Facebook thường mang tính cộng đồng, phổ quát hơn các diễn đàn chuyên môn như Stackoverflow, do đó bạn hoàn toàn thu nhặt được nhiều thông tin hữu ích ở các group Facebook không chỉ qua các bài post mà còn qua comment của thành viên về chủ đề nào đó. Nếu bạn muốn học R cũng như nắm bắt xu hướng ứng dụng R thì việc tham gia các diễn đàn là cần thiết, vì đơn giản đó là nơi nhiều người có quan tâm về R tập trung lại để trao đổi những chủ đề họ quan tâm (trending trong giới R).
Hạn chế của các diễn đàn Facebook là: Bạn không thể tự học một cách bài bản được, vì thông tin trên forum chủ yếu là giới thiệu 1 chủ đề nào đó để các thành viên được biết. Muốn biết rõ hơn, bạn cần đọc sách hoặc tham gia 1 khóa học bài bản về R.
4/ Về các khóa workshop/training: Thông thường những khóa workshop, hội thảo, đào tạo ngắn hạn từ 1-2 buổi đến 1-2 tuần có nội dung và mục tiêu rất cụ thể để trình bày một chủ đề nào đó. Tuy nhiên bạn rất khó theo dõi về R nếu trước khi tham gia khóa hội thảo đó bạn không có kinh nghiệm gì về R căn bản nên sau khi học xong bạn sẽ rất khó ứng dụng R. Vậy nên việc trang bị kiến thức về R căn bản là cần thiết để bạn có đủ kiến thức nền tảng về R, khi đó trong hội thảo bạn hoàn toàn hiểu rõ những gì mà diễn giả trình bày và kinh nghiệm của họ khi xử lý dữ liệu với R.
Hạn chế của các khóa workshop/training: Chủ yếu là thời gian học (dù online hay offline) thì đều fixed vào một khung giờ nào đó nên bạn cần sắp xếp công việc để theo học trọn các buổi của khóa training thì mới đạt hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm của học qua workshop/training: Có nhiều workshop miễn phí cũng như có tính phí, tùy vào điều kiện kinh tế của bạn mà lựa chọn tham gia. Mục tiêu chính ở các khóa workshop miễn phí là networking với các bạn cùng học R để chúng ta mở rộng hơn mạng lưới công việc của mình. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường muốn tham gia vào ngành nghề nào đó thì nên tham dự các hội thảo để tiếp xúc trực tiếp với những người đi trước trong ngành, từ đó sẽ học hỏi được nhiều hơn từ kinh nghiệm của họ sau buổi hội thảo đó.
5/ Học R qua sách: Tuyệt vời! Nếu bạn đã đọc 1 cuốn sách về R rồi (ví dụ The R Book) thì bạn đã có kiến thức nền tảng về R, vì sách là cô đọng lại kiến thức của 1 chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, bạn học trực tiếp với chuyên gia thì sẽ tiến rất nhanh. Hạn chế của việc học qua sách chỉ là bạn cần sắp xếp thời gian để đọc sách, nên nghiêm túc đọc bài bản để có kiến thức được bài bản.
*** Nói về Học với Thầy (study with mentor)
6/ Đăng ký khóa học có trả phí: Rất nhiều chương trình đào tạo data science hiện nay không chỉ trên Coursera mà hầu như các nền tảng học trực tuyến từ trung tâm đào tạo tin học cũng đều cung cấp khóa học R bài bản. Việc lựa chọn khóa học nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian, nội dung chương trình, hình thức học và khả năng sư phạm của người đào tạo. Bạn tìm đọc thông tin về khóa học trực tuyến càng nhiều thì bạn sẽ có sự so sánh, đối chiếu giữa các khóa này với nhau để tìm ra khóa học phù hợp cho mình.
7/ Đăng ký học R căn bản với mình, Duc Nguyen ở www.tuhocr.com: Nếu bạn muốn tìm 1 khóa học R bằng tiếng Việt 100%, cấu trúc bài giảng mạch lạc, logic, rõ ràng, dễ hiểu, học qua video thu sẵn (> 70 video) toàn diện về R căn bản để bạn chủ động học bất kỳ lúc nào 24/7. Trong và sau khóa học, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về R bạn cần trao đổi thì bạn book lịch mình hướng dẫn 1:1 kỹ lưỡng. Mình có trình bày câu chuyện này qua video bên dưới.
Điểm khác biệt trong cách hướng dẫn R của mình so với các nguồn thông tin khác là: Mình trình bày toàn bộ câu chuyện coding R ngay trên RStudio qua từng case study cụ thể kèm theo cách giải thích kỹ về cơ chế của các dòng lệnh này. Việc này cũng y như là bạn đang học với mình theo kiểu cầm tay-chỉ việc để đảm bảo bạn hiểu R một cách gần gũi nhất.
Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này nha,
Chào mừng bạn đến với R, kỹ năng cần-phải-có để làm việc hiệu quả trong thời kỳ kỹ thuật số hiện nay!
Trong video này, mình dành 5 phút đầu tiên để giới thiệu với các bạn công việc của mình trước khi chuyển qua mảng training R. Mục đích để giúp mọi người hiểu rõ về background của mình từ bên research công nghệ sinh học qua training R cho nhà nghiên cứu hiểu rõ về R để sử dụng có hiệu quả. Bạn có thể skip qua đoạn giới thiệu đó bằng cách click vào thanh timing để xem từ phút 04:30 trở đi.